Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Kinh nghiệm làm móng nhà

Trải qua bao đời nay, quan điểm về móng nhà của ông cha ta và chúng ta vẫn không bao giờ thay đổi, để có một ngôi nhà chắc chắn bền vững thì gia chủ cần đặt nền móng lên hàng đầu, móng nhà giống như khung xương của con người vậy, có vững chỉ thì mới nâng đỡ được phần thân nhà.

móng nhà trong kinh nghiệm làm nhà


Trong việc xây dựng nhà ở, cần chú ý rất nhiều đến móng, sau đây công ty xây dựng TCM xin phép chia sẽ kinh nghiệm làm móng nhà, một kinh nghiệm làm nhà quan trọng
nền đất làm móng nhà
Nền đất làm móng

Nền đất làm móng nhà: Đối với những vùng đất có địa chất tốt: đất lâu năm, thì quá tuyệt vời nhưng đối với những vùng đất có nền đất yếu thì chúng ta cần có những biện pháp khắc phục.

1. Cọc cát:
Cọc cát trong làm móng nhà
Đóng cọc trên nền cát

Nguyên lý: Cọc cát khác với giếng cát ở chỗ khi thi công vật liệu làm cọc (trụ hay cột) được đầm chặt, do vậy ngoài tác dụng tạo thành phương tiện thoát nước cố kết thẳng đứng còn có tác dụng tăng cường sức chống cắt “ sức chịu tải” theo nguyên lý nền móng phức hợp (Composite Foundation) nhờ đó tăng thêm mức độ ổn đinh và giảm được độ lún của nền đường đắp phía trên.

Đường kính cọc (trụ) sử dụng tùy thuộc vào thiết bị thi công (cọc cát thông thường từ 20  60cm hoặc hơn, cột balat đường kính từ 60120cm). Chiều sâu các cọc được tính toán xác định theo yêu cầu về ổn định và lún (thường không quá 15m vì nếu sâu quá thì khó duy trì sự liên tục và đảm bảo chất lượng thi công chúng). Khoảng cách tĩnh không giữa vách các cọc (trụ) liền kề không nên quá 4 lần đường kính của chúng

Để kiểm tra và khống chế chất lượng cọc (trụ) người ta thường khống chế năng lượng đầm rung trên 1m dài cọc (trụ), khống chế khối lượng thể tích cát (đá) hoặc kiểm tra trực tiếp bằng thiết bị xuyên.

Phạm vi sử dụng
- Cọc cát là phương pháp dùng có hiệu quả để nén chặt các lớp đất yếu có chiều dày lớn như cát nhỏ, cát bụi rời ở trạng thái bão hòa nước, các loại đất cát có xen kẻ những lớp bùn mỏng, các loại đất dính yếu (sét, sét pha cát...) cũng như các loại đất bùn và than bùn.
- Cọc cát dùng để gia cố đất yếu có chiều dày >3m.
Ưu điểm 
- Phương pháp nén chặt đất bằng cọc cát sẽ làm tăng sức chịu tải của nền đất đối với đất rời.
- Cọc cát làm cho độ rỗng, độ ẩm của đất nền giảm và góc ma sát trong tăng lên. Vì nền đất được nén chặt lại, do đó sức chịu tải được tăng lên, độ lún và biến dạng không đồng đều của đất nền dưới đáy móng các công trình giảm đi đáng kể.

- Khi dùng cọc cát, trị số mô đun biến dạng ở trong cọc cát cũng như ở vùng đất được nén chặt xung quanh sẽ giống nhau ở mọi điểm, vì vậy, sự phân bố ứng suất trong nền đất được nén chặt bằng cọc cát có thể xem như nền thiên nhiên.

- Khi dùng cọ cát quá trình cố kết của nền đất diễn ra nhanh hơn nhiều so với nền thiên nhiên hoặc nền đất gia cô cọc cứng.
Nhược điểm
- Dễ sản sinh co ngót trong quá trình thi công và khai thác.
- Độ chặt của đất phụ thuộc vào kích thước ống lỗ. Trong đất ít chặt, sau khi xử lý đất vẫn ở trạng thái ít chặt.
- Cần trang bị các thiết bị thi công nặng và ống dài.
- Tốn kém, thời gian thi công kéo dài gây xáo trộn cấu trúc nền đất và khó kiểm tra được chất lượng của cọc cát.

2. Cọc đất xi măng hoặc cọc đất vôi:
cọc xi măng dùng để đóng móng nhà trên nền đất yếu
Cọc xi măng

Nguyên lý: Dùng các thiết bị trộn sâu chuyên dụng (Deep mixing method - DMM) để trộn đất yếu tại chỗ với xi măng (hoặc vôi) và tạo ra các cột đất gia cố xi măng (hoặc vôi) mềm hoặc nửa cứng. Các cột này vừa thay thế một phần đất yếu lại vừa chèn vào trong đất yếu tạo ra các hạn chế nở hông theo phương ngang đối với đất yếu, tạo ra lực ma sát giữa cột với đất yếu và từ đó tạo ra được sự cùng làm việc ở một mức độ nhất định giữa cột với đất yếu khi chịu tải đắp (làm việc theo nguyên lý nền móng phức hợp).

Hiện nay phổ biến hai công nghệ thi công cọc XMĐ là: Công nghệ trộn khô (Dry Jet Mixing) và Công nghệ trộn ướt (Wet Mixing hay còn gọi là Jet-grouting).

Cọc xi măng đất là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu với khả năng ứng dụng tương đối rộng rãi như: Làm tường hào chống thấm cho đê đập, gia cố nền móng cho các công trình xây dựng, sửa chữa thấm mang cống và đáy cống, ổn định tường chắn, chống trượt mái dốc, gia cố đất yếu xung quanh đường hầm, gia cố nền đường, mố cầu dẫn...

Phạm vi áp dụng
- Cải tạo nền đất yếu dưới nền đường vào cầu : việc thi công công trình trên nền đất sét mềm hoặc hữu cơ có những khó khăn và phức tạp rất lớn. Nhất là sự cố do biến dạng thẳng đứng và biến dạng ngang lớn. Bằng cách sử dụng cọc ximăng đất thì các đặc trưng độ bền và biến dạng của đất có thể được cải thiện một cách đáng kể và nhanh chóng.
- Làm chặt các nền đất yếu phục vụ các công trình giao thông, các công trình thủy lợi...
- Gia cố mái taluy công trình : khi mái dốc công trình có độ ổn định kém, đất chịu ứng suất cắt lớn, hệ số an toàn về phá hoại có thể được cải thiện bằng cách gia cố các lớp đất có sự chịu tải phù hợp thông qua cọc đất xi măng.
- Làm móng vững chắc cho công trình nhà cao tầng, công trình công nghiệp, làm tường chắn, làm bờ kè.
- Gia cố thành hố đào, đặc biệt là những hố đào sâu, yêu cầu chống thấm cao.

Ưu điểm của phương pháp cọc đất xi măng
- Phạm vi áp dụng rộng, thích hợp với mọi loại đất từ bùn, sét đến sỏ cuội.
- Có thể xử lý đất yếu một cách cục bộ, không ảnh hưởng đến lớp đất tốt.
- Thi công được trong điều kiện ngập nước.
- Mặt bằng thi công nhỏ, ít chấn động, ít tiếng ồn, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
- Thi công nhanh, kỹ thuật thi công không phức tạp, không có yếu tố rủi ro cao. Tiết kiệm thời gian thi công đến hơn 50% do không phải chờ đúc cọc và đạt đủ cường độ. Tốc độ thi công cọc rất nhanh.
- Rất sạch sẽ và giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Thiết bị nhỏ gọn, có thể thi công trong không gian có chiều cao hạn chế.
- Khả năng sử lý sâu (có thể đến 50m).
- Địa chất nền là cát rất phù hợp với công nghệ gia cố ximăng, độ tin cậy cao.

Công nghệ cọc xi măng đất đã được áp dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng chỉ mới được áp dụng ở Việt Nam gần đây.
Thực tế với các nền đường đắp cao trên nền đất yếu; công trình yêu cầu thời gian thi công ngắn; độ lún còn lại nhỏ; yêu cầu đất nền cố kết nhanh; tiết kiệm vật liệu đắp khi vật liệu này khan hiếm thì giải pháp xử lý nền bằng cọc xi măng đất tỏ ra khá hiệu quả.

Vị trí mạch nước:
Vị trí mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt, ít nhất là thấp hơn móng của nhà 0,5 m nhằm tránh cho trong nhà không bị ẩm thấp, lạnh lẽo và nghiêng lún, cũng là nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước.
Nếu đường nước ngầm quá gần nền nhà, không chỉ làm nhà ẩm thấp lạnh lẽo, thậm chí có nguy cơ nghiêng lún, mà còn thường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm dưới đất. Ở lâu những trong những căn nhà kiểu vậy, dễ gây ra các bệnh do gió và ẩm gây ra, rất tránh dùng làm nơi sinh sống.
Những người do khó khăn về đất đai, bất đắc dĩ phải làm nhà nơi có nguồn nước ngầm quá cao, cần đặc biệt chú ý lúc lấp đất lại vào móng hay làm móng để tránh ẩm mốc sau này.

Lựa chọn vật liệu trong việc làm móng nhà:
Phần này là quan trọng nhất, vật liệu phải tương ứng với kết cấu chịu lực của bản thiết kế, nên chọn những vật liệu cùng loại, tránh hiện tượng phân tán lực không đều, làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của ngôi nhà.

Bên trên là bài viết kinh nghiệm làm nhà nằm trong chuổi bài viết kinh nghiệm làm nhà. Hy vọng nhận được ý kiến của quý độc giả.

Bài viết này: có sử dụng tài liệu sưu tầm từ một số website khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến