( Nha Dep ) - Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, tỉnh đã đầu tư trên 10 tỷ đồng để trùng tu di tích tháp Yang Prong ở thôn 5, xã Ea Rốk, nằm trên địa bàn huyện vùng sâu Ea Súp, cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 100km.
Đây là tháp của đồng bào Chăm duy nhất được xây dựng ở Tây Nguyên và được công nhận là Di tích kiến trúc cấp quốc gia.
Việc trùng tu tháp cổ Chăm Yang Prong được tiến hành với nhiều hạng mục như trùng tu, gia cố khung thép khu vực chung quanh tháp chính, xây dựng tường rào bao quanh, láng nền bằng ximăng với tổng diện tích 1.200m2, trồng cỏ, đặt ghế đá trong khuôn viên khu vực tháp...
Sau khi trùng tu, tỉnh Đắk Lắk vẫn tiếp tục giao cho xã Ea Rốk quản lý, khai thác, nhất là phân công người bảo vệ, nghiêm cấm người dân tự ý đặt các bàn thờ thờ cúng, xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan khu di tích như hiện nay.
Cũng theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, tháp Chăm Yang Prong được đồng bào Chăm xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga cầu mong sự nảy nở của nòi giống, ấm no hạnh phúc.
Tháp Yang Prong là một khối kiến trúc độc đáo xây dựng bằng gạch nung đỏ, không có mạch vữa, dựng trên nền đá xanh, trong khu rừng nguyên sinh bên cạnh dòng sông Ea H’leo. Tháp cao 9m, dạng hình tháp bút, có đáy vuông, duy nhất chỉ có một cửa ra vào ở mặt phía Đông (hướng Mặt Trời mọc), ba mặt còn lại là cửa khác biệt nhiều với kiến trúc của các tháp Chăm ở Trung Bộ...
Việc trùng tu tháp Chăm Yang Prong góp phần thu hút khách du lịch tham quan Đắk Lắk cũng như phục vụ tốt yêu cầu của các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước mỗi khi đến đây.
Việc trùng tu tháp cổ Chăm Yang Prong được tiến hành với nhiều hạng mục như trùng tu, gia cố khung thép khu vực chung quanh tháp chính, xây dựng tường rào bao quanh, láng nền bằng ximăng với tổng diện tích 1.200m2, trồng cỏ, đặt ghế đá trong khuôn viên khu vực tháp...
Sau khi trùng tu, tỉnh Đắk Lắk vẫn tiếp tục giao cho xã Ea Rốk quản lý, khai thác, nhất là phân công người bảo vệ, nghiêm cấm người dân tự ý đặt các bàn thờ thờ cúng, xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan khu di tích như hiện nay.
Cũng theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, tháp Chăm Yang Prong được đồng bào Chăm xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga cầu mong sự nảy nở của nòi giống, ấm no hạnh phúc.
Tháp Yang Prong là một khối kiến trúc độc đáo xây dựng bằng gạch nung đỏ, không có mạch vữa, dựng trên nền đá xanh, trong khu rừng nguyên sinh bên cạnh dòng sông Ea H’leo. Tháp cao 9m, dạng hình tháp bút, có đáy vuông, duy nhất chỉ có một cửa ra vào ở mặt phía Đông (hướng Mặt Trời mọc), ba mặt còn lại là cửa khác biệt nhiều với kiến trúc của các tháp Chăm ở Trung Bộ...
Việc trùng tu tháp Chăm Yang Prong góp phần thu hút khách du lịch tham quan Đắk Lắk cũng như phục vụ tốt yêu cầu của các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước mỗi khi đến đây.
Nguồn Tham Khảo Các Mẫu KIến Trúc Đẹp Tại: Thiet ke nha
(Địa chỉ: 382 D Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P 8, Q 3, TP.HCM)
(Địa chỉ: 382 D Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P 8, Q 3, TP.HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét