Bố trí tầng lửng làm góc lấy sáng
Thiết kế tầng lửng là cách các KTS tăng thêm diện tích sử dụng cho gia đình, không chỉ đối với những ngôi nhà diện tích nhỏ có nhu cầu cao về các không gian sinh hoạt mà còn với ngay cả những ngôi nhà lớn để tạo ra;không gian đẹp và thoáng.
Cách phân chia công năng sử dụng cho nhà có tầng lửng khá đa dạng, thông thường phòng khách gia chủ đặt ở tầng trệt, phía sau là bếp ăn, nhưng đối với nhà có tầng lửng thì thường phòng khách hoặc bếp ăn được đẩy lên không gian trên này, ngoài ra cũng có thể được sử dụng làm phòng ngủ.Cầu thang ở tầng lửng không dùng cầu thang như điểm trang trí mà chỉ thiết kế một cầu thang lầu duy nhất đi lên những tầng trên nữa. Khi chọn tầng lửng làm phòng khách, đồng nghĩa với việc gia đình không có nhiều diện tích để trang trí vì tầng thấp, không treo được đèn chùm, khó làm trần giả thạch cao để giấu hệ thống đèn trang trí, chiếu sáng... Khi đó, KTS thường tận dụng những kết cấu có sẵn để trang trí cho tầng lửng được đẹp hơn.
Cao độ của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 đến 2,8 m. Khi đó, nhìn vào mặt tiền, tầng trệt và tầng lửng cao khoảng 5 m. Nếu là phòng ngủ cao độ chỉ cần từ 2,2m đến 2,5m còn phòng khách từ khoảng 2,8 đến 3m. Nhiều gia đình có ý tưởng làm một ban công giả từ cao độ của tầng lửng với mục đích trang trí nhưng đó lại là cách làm mất điểm nhất cho ngôi nhà.
Nội thất tầng lửng không nên dùng quá nhiều chất liệu gỗ vì dễ gây cảm giác nặng nề, chật chội. Thay vào đó, sử dụng các mảng tường sơn màu nhẹ nhàng. Chỉ nên sử dụng bộ bàn ghế nhỏ, ít chi tiết theo phong cách hiện đại.Với các căn nhà rộng, thiết kế được nhiều không gian sang trọng thì tầng lửng như một không gian trang trí, bố trí một cầu thang riêng biệt lên phần này.
Bố trí tầng lửng sử dụng gỗ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét