Nhà xưởng là tài sản vật chất có sức chứa và quy mô quản lý lớn, có thể là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa. Nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đầu tư cho phát triển công nghiệp nên nhu cầu xây dựng nhà xưởng ở các khu công nghiệp là điều thiết yếu và ngày càng tăng cao.
Hiện nay, một nhà xưởng mang tính an toàn, ưu việt phải có được tính bền vững; thân thiện với môi trường và thời gian xây lắp nhanh, chi phí tiết kiêm, bảo hành lâu dài. Để đáp ứng yêu cầu trên thì quá trình thi công nhà xưởng phải rất kĩ lưỡng trong việc lựa chọn chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị lắp đặt công trình và thiết kế ánh sáng, đảm bảo kỹ thuật khi thi công. Các vấn đề phòng cháy chữa cháy điện nước, cách nhiệt được quan tâm triệt để, bảo hành nghiêm túc, luôn hướng tới cái đẹp và hoàn thiện. Công trình đạt kết cấu phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Hình 1 : Nhà xưởng sau khi đã thi công
I. Các bước thiết kế cơ bản khi thiết kế thi công nhà xưởng:
Bước 1: Thiết kế cơ sở,
Bước 2 : Thiết kế bản vẽ thi công.
Ngoài 2 bước chính trên, các bước thiết kế có thể theo người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
II. Nội dung thiết kế cơ sở : Bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
1. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
1.1 Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
1.2 Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
1.3 Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
1.4 Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
1.5 Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
1.6 Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
2. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
2.1 Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
2.2 Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
2.3 Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
2.4 Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực
III. Nội dung thiết kế bản vẽ thi công : Bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình.
Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
Sau đây là quy trình thi công nhà xưởng tổng quát :
Hình 2 : Quy trình thi công nhà xưởng
Xây dựng nhà xưởng hoàn thiện thông qua chất lượng và thiết kế là kết quả cuối cùng sau quá trình thi công. Việc thi công không những phải tuân theo các kỹ thuật mà còn phải bảo đảm an toàn lao động cho những người tham gia thi công công trình. Sự ra đời của các nhà xưởng sẽ nhanh chóng phục vụ cho các hoạt động sản xuất của con người, tạo nên một không gian chế biến sản xuất rộng rãi, trang thiết bị tiên tiến thúc đẩy quá trình làm việc hiệu quả. Tạo một môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo an toàn và chất lượng sản xuất.
Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/tcm/3/thi-cong-nha-xuong.html (website : http://giaxaydungnha.vn/)
Ghi rõ nguồn khi đăng tải bài viết tại website khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét