Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Một số lưu ý khi lựa chọn cây trồng theo phong thủy

Theo phong thuỷ, mộc trong ngũ hành chính là yếu tố mang sự sống, cây cối mang dương khí và quá trình sinh trưởng phát triển sẽ làm tăng thêm khí vượng cho không gian xung quanh. 

Một vài chậu cây bổ sung thêm vào không gian sống sẽ tạo ra sự cân bằng, hài hòa. Tuy nhiên để cây cối thực sự có tác động tốt đến cuộc sống của bạn thì cũng cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như loại cây trồng, hướng đặt cây, màu sắc, thế cây…


Không phải loại cây nào cũng có thể dùng để trưng bày trong nhà, một số loại cây mang lại vận may nhưng số khác lại mang đến điềm xui, chính vì thế bạn cần phải tham khảo kỹ trước khi quyết định trồng cây gì trong nhà.

Một căn nhà có nhiều cây cối, hoa quả tươi xanh cũng đồng nghĩa với việc ngôi nhà đó có Phong Thủy tốt, bởi vì nó chứng tỏ dương khí được tích tụ trong nhà, mang đến sự thịnh vượng, hạnh phúc.

Trồng cây là ý tưởng tốt nhưng nếu bạn không chăm chút, để cho khu vườn phát triển tự do, nhếch nhác, cây cối mọc um tùm, chúng sẽ phá hủy nguồn khí tốt đang tồn tại xung quanh nhà.


Đừng bao giờ để cây cối mọc lộn xộn và bừa bãi. Đừng để cỏ dại mọc chen lấn giữa các luống hoa. Luôn phải quét dọn sạch sẽ lá khô và những thứ rác khác trong vườn.

Khi đưa ra lựa chọn những loại thực vật để xây dựng không gian xanh, bạn nên chọn các loại cây, hoa tùy theo tình trạng của đất cũng như ánh sáng và điều kiện khí hậu của khu vườn.

Theo phong thủy, một số loại cây mang đến vận may nhiều hơn các loại khác. Chẳng hạn như những loại cây ưa nước, lá tròn, đầy đặn hoặc loại cây có màu lá đậm tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang đến may mắn nhiều nhất.

Các loại cây thuộc loại sống đời mang lại cho bạn tiền bạc và sự thịnh vượng. Bạn có thể trồng chúng trong một chậu lớn và đặt gần cửa trước. Cây phát lộc là loại cây mang đến sự giàu sang và may mắn về tiền bạc cũng nên được đặt gần cửa chính.

(Theo Dothi) 

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Phong thủy văn phòng và những điều cấm kỵ

Phong thủy đối với người Á Đông luôn hữu ích với mọi không gian sinh hoạt và làm việc. Một số nguyên tắc phong thủy sau sẽ giúp bạn tạo cơ sở tốt nhất cho sự phát triển của mình cũng như công ty. 
  • Nên dựa vào người có quyền hành cao nhất để tính toán phong thủy cho văn phòng.
  • Bên cạnh phòng của sếp không nên có vòi nước nhằm tránh “dột tiền tài”. Tương tự, nền nhà hay tường công sở bị thấm nước, rạn nứt cũng tượng trưng cho sự “rơi lọt tiền tài”. Cần có biện pháp khắc phục ngay nếu hiện trạng đang diễn ra.
  • Vị trí tài lộc chính là góc chéo đối diện ngay cửa đi vào trong phòng. Vị trí này cần sáng và sạch sẽ; kiêng đặt hoa và cây cảnh giả.
  • Cổng văn phòng tối kỵ đối diện cột điện, ống khói hoặc gốc cây to. Cũng không đặt nhà vệ sinh ngay cạnh cổng ra vào, bởi toilet sẽ chặn luồng không khí mới vào văn phòng, ảnh hưởng xấu đến vận may và sự nghiệp.

  • Phong thủy tốt ảnh hưởng tới sự phát triển của cả tập thể 
  • Nền nhà văn phòng kỵ quá thấp vì sẽ không đem lại may mắn trong làm ăn, đồng thời ảnh hưởng đến việc thông gió.
  • Cầu thang tránh đối diện cổng vì như vậy luồng khí đến và đi sẽ xung đột, không tốt cho vận may và sức khỏe.
  • Văn phòng không có cửa sổ là điều đặc biệt xấu vì khí không thể lưu thông.
  • Kỵ nứt vỡ, tổn hại đường công danh. Không đặt văn phòng đối diện nhà vệ sinh sẽ bị ảnh hưởng khí xú uế. Bàn làm việc tốt nhất nên làm bằng gỗ, tránh bằng kim loại.
  • Phía sau bàn làm việc tối kỵ cửa thông cửa (cả cửa ra vào lẫn cửa sổ), như vậy vừa không an toàn vừa dễ mất tập trung khi làm việc. Bàn làm việc tốt nhất nên có 1 góc dựa vào tường, tối kỵ đặt chéo.
  • Phía sau văn phòng kỵ hành lang và nhiều người đi lại ồn ào. Tốt nhất nên là không gian tĩnh. Ngay cả trong phòng cũng cần không gian đó. Các chuyên gia cho rằng khi thiết kế phòng làm việc, dùng thảm trải nền và rèm kéo cũng mang lại hiệu quả trong cách âm.
  • Tránh ánh sáng tối tăm. Ánh sáng trong văn phòng phải chan hòa, ánh sáng tự nhiên tốt hơn là đèn điện. Vì thời gian làm việc rất dài, cường độ ánh sáng mạnh yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.
  • Trong văn phòng ngoài bày tủ sách, máy tính, ghế ngồi cũng nên trang trí thêm các đồ thủ công mỹ nghệ, cây cảnh tạo không gian tươi sáng, trang nhã.
(Theo phongthuygia) 

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Thiết kế không gian giải trí trong nhà hợp phong thủy

Không gian giải trí tại nhà được xem là vùng có nhiều chuyển tiếp âm dương, nhiều phối kết ngũ hành, nên cần có chút lưu tâm về phong thuỷ để mang lại sinh khí và sự hài hoà tốt hơn cho chốn cư ngụ. 

1. Đảm bảo cân bằng âm dương, phù hợp công năng sử dụng
Phòng giải trí là một dạng không gian có tĩnh trong động, có âm trong dương, do tính chất sinh hoạt vừa cần riêng tư tách biệt mà lại cần sinh động rộn ràng. Đó là những đặc trưng thuộc hành Mộc và Thuỷ đem đến cách bố trí theo kiểu song hành các nhu cầu đối lập với nhau.

Về mặt vị trí, góc giải trí – nếu là phòng nghe nhìn tại gia thì nên có khoảng đệm và lùi về phía sau trong tổng thể ngôi nhà, đồng thời cần làm cách âm tốt để giảm thiểu ồn ào sang nhà lân cận. Còn đọc sách, thư giãn nhẹ nhàng thì nên đặt trên các tầng cao, gần phòng ngủ thuộc Mộc có tiếp xúc với cây cối thiên nhiên nhiều hơn. Nếu kết hợp cả 2 chức năng thành một dạng hometheater thì cũng không đặt ngay tại tầng trệt hay trung cung của nhà mà nên thiên về các sinh hoạt nội bộ, tránh ảnh hưởng đến các không gian khác.


Việc bố trí nơi giải trí tại gia có thể theo 2 cách tuỳ chọn sao cho phù hợp công năng và đảm bảo cân bằng về không gian và trang thiết bị. Cách thứ nhất là tương hoà, cách thứ hai là tương phản tuỳ thuộc Ngũ hành tương sinh hay tương khắc trong trang trí tổng thể.

Tương hoà là trang trí, sử dụng đồ đạc cho phòng giải trí đồng bộ với toàn nhà về hình dáng, vật liệu, tông màu. Ví dụ khi phong cách nội thất của nhà là cổ điển thì phòng giải trí tại gia cũng tương tự đường nét và vật dụng, nhưng được cộng thêm yếu tố thiết bị nghe nhìn và trang trí sinh động hơn. Cách làm này phù hợp với nội thất đã có sẵn, ít tác dụng vào phần cứng của nhà và linh hoạt hơn khi cần thay đổi công năng.

Tương phản là lấy sự đối lập để nổi bật yếu tố nào là chính, giúp tách bạch về mặt sinh hoạt và Nội khí. Ví dụ, mặt bằng nhà vuông vức nhưng góc giải trí có thể là khối bo tròn, vát góc hay bước lên bước xuống vài bâc tạo nên một điểm nhấn khác biệt.


Nên lưu ý sử dụng các tông màu sẫm, bề mặt ít phản quang cho các bức tường và trần nhà trong phòng giải trí để vừa mang lại những sự tương phản tạo nên hiệu quả sân khấu khi xem phim, nghe nhạc, vừa không làm mất tập trung lúc nghe nhìn. Không gian phòng giải trí nhờ vậy cũng trở nên sâu hơn và ít bị phản chiếu ánh sáng loá mắt hơn. Những gam màu tối đó cũng chính là hành Thuỷ, hành đặc trưng cho thính giác và các loại sóng lan truyền (như sóng âm, sóng anh sáng)


2. Lưu ý tới Ngũ hành bản mệnh
Khi ứng dụng Ngũ hành vào trang trí nội thất, những suy nghĩ theo kiểu “người mạng Hoả thì toàn bộ ngôi nhà màu đỏ” chắc chắn sẽ gây ra sự mất cân bằng. Cụ thể trong không gian phòng giải trí tại nhà, có một vài nguyên tắc lựa chọn vật dụng hợp với Ngũ hành và gia chủ như sau:

  • Gia chủ mệnh Mộc: Thiết kế phòng giải trí theo dạng dài, trang trí mềm mại và nghiêng về yếu tố mộc như cách dùng gỗ nhiều ở vật dụng và thiết bị nghe nhìn. Đồ gỗ cổ điển, gối tựa mềm, gam màu xanh lá cây….sẽ khá phù hợp.
  • Gia chủ mệnh Hoả: Có thể đặt phòng giải trí dưới gian áp mái, có trần hay mái nghiêng bên trên. Vật dụng và thiết bị nghe nhìn hợp hơn với hình chóp nhọn, tam giác, hình thang, ngôi sao….chủ nhận mệnh Hoả cũng hay tương thích với các màu đỏ hoặc cam với độ rực rỡ, phản quang nhiều hơn là màu tối và sậm.
  • Gia chủ mệnh Thổ: Phòng vuông vức, gam màu vàng, nâu trầm làm chủ đạo. Trang trí thêm các bình gốm nhỏ, tượng đất nung, sỏi cuội, phong cách nội thất và các thiết bị vật dụng mang tính mộc mạc thô ráp.
  • Gia chủ mệnh Kim: Phòng vuông hoặc chữ nhật (Thổ sinh Kim) hoặc có góc bo góc nhẹ, đóng trần mảng tròn, hình vòm. Gam màu trắng và xám làm chủ đạo, có ánh đồng hoặc bạc.
  • Gia chủ mệnh Thuỷ: Không gian nghe nhìn mang nhiều nét uốn lượn, vật dụng, thiết bị có tỷ lệ nhiều các màu đen, xám, và xanh biển. Có thể điểm xuyết một số đồ thủy tinh và nhựa, nội thất giao thoa giữa tính thiên nhiên (Thuỷ- Mộc) và tính nhân tạo (Thổ - Kim).
(Theo Dothi) 

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

sửa chữa nhà


Một căn nhà dù có được xây dựng một cách tỉ mỉ và cẩn thận nhất, thì trong quá trình sử dụng ít hay nhiều cũng sẽ ra một số sự cố, như: Dột mái tôn, thấm nước, nứt tường, hệ thống điện đèn bị chập, … vì vậy để khắc phục những sự cố trên, gia chủ nên tìm hiểu về kỷ thuật sửa chữa nhà.

sửa chữa nhà
Hình 1: Căn nhà bị hư hại nặng cần được khắc phục và sưa chữa

1.Quy trình sữa chữa nhà
Đầu tiền phải liên hệ với các công ty, dịch vụ sửa nhà để họ tư vấn, cử người khảo sát, phân tích, và báo giá. Sau báo giá là việc trao đổi thỏa thuận giữa đôi bên để đi đến thống nhất về giá, chất liệu cho từng hạng mục, biện pháp thi công, tiến độ thi công, hợp đồng thi công,...

Triển khai thi công : công ty  cử người xuống sữa chữa theo hợp đồng đã ký kết. Chủ nhà cử người giám sát công việc và tài sản trong nhà. Trong thời gian thi công nếu phát sinh tăng hay giảm chi phí, chủ nhà vui lòng xác nhận để làm hợp đồng.

Bảo hành công trình : Đôi bên ký kết chế độ bảo hành cho công việc sữa chữa.  
                                        
2.Các sự cố thường gặp cần sửa chữa nhà:   Thấm tường vách song, thấm sàn bê tông cốt thép nhiều nơi trong nhà, dột mái tôn, nhà vệ sinh bị bóc mùi hôi, thấm mốc và bong tróc vách tường…

Cách sữa chữa: Cần nhận biết nguyên nhân và vị trí, sau đó chọn giải pháp phù hợp. 
a. Thấm tường vách song 

- Là cách chống thấm cho tường đứng. Thấm tường đứng còn xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên việc chống thấm ngay từ khi đang xây dựng chưa được quan tâm đúng mức. Tường đứng là nơi trực tiếp hứng chịu mọi sự khắc nghiệt của thời tiết: nắng, mưa, gió…cũng như các tác động khác làm bề mặt tường bị nứt, bong tróc tạo điều kiện cho nước thấm vào, làm phát sinh nấm mốc, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Làm ảnh hưởng tới thuổi thọ của công trình.

chống thấm trong công đoạn sửa chữa nhà
Hình 2: Các căn nhà cần được sửa chưa rất hay bị thấm nước

- Cách khắc phục tường nứt: Quậy đều hỗn hợp INTOC-08 và nước rồi cho vào hỗn hợp Xi măng + cát, trộn đều cho đến khi đạt độ nhão thích hợp( gọi là vữa chống thấm)

b. Thấm sàn bê tông cốt thép nhiều nơi trong nhà 
 - Những nơi bị thấm như  ban công, vệ sinh,... đa phần do công tác chống thấm không đúng qui trình. Những vị trí cần chống thấm phải  cẩn thận đầm chặt bê tông. Lớp chống thấm chủ lực là lớp phụ gia chống thấm,tối thiểu 3 lớp và quét đúng qui trình. Sau đó là lớp hồ pha với phụ gia tạo dốc tránh bị động nước, tiếp tục là lớp chống thấm lên mặt hồ cũng quét trình tự 3 lớp, cuối cùng có thể là lát gạch hoặc quép hồ dầu bảo vệ,... 
 
c. Dột mái tôn  
- Để xử lý lý những nơi tôn bị dột phải kiểm tra thật kỹ tình trạng tôn mục thủng ở mức độ nào hay do lợp sai qui cách. Nếu sai qui cách bắt buộc phải tháo dỡ và lợp lại theo đúng qui cách . Nếu do tôn quá tuổi mức độ thấp có thể dùng keo silicon bắn vào những lỗ tôn thủng nhỏ, thủng lón hơn có thể thay tôn cục bộ tấm đã mục nát.

nhà dột do lợp mái tôn
Hình 3 : Mái tôn rất dễ hư hỏng, sử dụng ngói hoặc các vật liệu tổng hợp sẽ tốt hơn nhiều

d. Nhà vệ sinh bị bóc mùi hôi
- Hiện tượng nhà vệ sinh bốc mùi hôi hiện nay rất phổ biến. Nguyên nhân chính là do nhà vệ sinh không có hệ thống phểu chống mùi, hố ga bị sập,nha ve sinh khong co thong gio…. Chúng ta phải xác định được nguyên nhân chính trong từng trường hợp cụ thể để có thể xử lý chính xác.

- Trong quá trình thi công ta nên sử dụng phểu ngăn mùi trong các hầm hố thoát nước để ngăn chặn mùi bốc lên, tuy nhiên phểu chống hôi chỉ dùng được một thời gian hệ thống cống  thoát nước thường sảy ra tắc nghẽn, hố ga bị nghẹt, mùi bốc lên trên, làm nhà vệ sinh có mùi. Chúng khắc phục ta phải thường xuyên vệ sinh vệ sinh toile, vệ sinh phểu hằng ngày và lấy hết những rác, bụi và tóc đóng ở phểu, để phểu không bị kênh và giữ nước thật tốt sẽ tránh hôi rất hiệu quả.  

Trong trường hợp nhà vệ sinh xuống cấp nặng, ta cần phải gôi đội sữa chữa nhà đến để khắc phục triệt để.

e. Thấm mốc và bong tróc vách tường
- Thấm mốc và bong tróc vách  tường ờ nhiều vị trí như : chân tường, tường nhà vệ sinh, tường hồ nước, tường tầng hầm... Nguyên chính là do tường gạch có độ thẩm thấu cao và người thợ không xử lý chống thấm cho những nơi tường sẽ hút ẩm khi xây dựng, những nơi đó dễ giữ ẩm và giữ nước do tác động của điều kiện tự nhiên như mưa, bị ngập nước,…

- Để Khắc phục : gia chủ có thể tự khắc phục hoặc thuê thợ chuyên môn về sữa chữa nhà. 

căn nhà hoàn thiện sau khi sửa chữa
Hình 4 : để có căn nhà đẹp cần phải có chuyên gia sửa chữa nhà

Trước tiên phải cạo hết lớp sơn hoặc cả lớp vữa bị bong tróc, làm vệ sinh sạch. Sau đó trát lại lớp vữa xi măng. Khi tường đã khô ta sử dụng chất chống thấm ngược, quét 3 lớp vào chân tường cao tối thiểu 50cm. Khi lớp này khô ráo ta tiếp tục bo bột trét và sơn nước như mới. Chân tường sẽ được bảo vệ tốt theo thời gian nhờ vào lớp chống thấm đó. Làm tương tự như thế cho những vị trí khác.
Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/tcm/23/sua-chua-nha.html

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Những mẹo nhỏ giúp trần nhà thêm cao

Chiều cao của một căn phòng luôn là yếu tố cố định và không thể thay đổi được, nhất là khi ngôi nhà của bạn là một căn hộ chung cư thì chiều cao trần nhà bạn không thể tự quyết định được, trần thấp sẽ có những tác động nhất định đến cuộc sống của bạn. 

Tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục chỉ thông qua một vài mẹo xử lý về nội thất rất đơn giản mà hiệu quả rất cao.

Nếu phòng có cột nhà thì bạn có thể sử dụng các bóng đèn gắn trên cột chiếu hắt ánh sáng lên phía trần, vừa tạo vẻ thẩm mỹ, vừa làm nhà như cao hơn. Ngoài ra, bạn phải chú ý không nên sử dụng quá nhiều ánh sáng trong phòng vì như thế sẽ càng lộ rõ nhược điểm thấp trần.


Không nên sử dụng tông màu đậm cho trần nhà vì màu càng đậm, trần nhà càng thấp. Ngược lại, màu trần càng sáng thì sẽ mang đến cảm giác trần nhà càng cao hơn.

Ngoài ra, bạn nên trang trí tường bằng hoa văn kẻ sọc đứng để thấy trần nhà cao hơn, với căn phòng thấp thì điều tối kỵ là trang trí hoa văn với sọc ngang, bởi như thế không gian sẽ như được mở rộng theo chiều ngang và làm cho trần nhà đã thấp lại thêm thấp hơn.
Trần thấp thì đồ dùng gia đình càng không nên có kích thước cao lớn bởi như thế sẽ khiến nhược điểmcủa căn phòng càng lộ rõ. Để khắc phục thì bạn nên lựa chọn các đồ dùng gia đình có độ cao tương ứng.

Trong phòng thấp trần bạn nên treo tranh, ảnh từ vị trí giữa tường trở lên và cũng nên chọn những bức tranh, ảnh có đường nét hoặc đường viền theo chiều thẳng đứng để đánh lừa thị giác.


Những tấm thảm sắc sỡ cũng là một cách hay để bạn làm căn phòng thoáng hơn, bạn hãy chọn những tấm thảm có kích thước lớn để tạo điểm nhấn trong phòng và chú ý sử dụng màu sắc sao cho phù hợp trần và tường.


Sử dụng loại rèm sát trần, thả dài hết đến sàn cũng giúp tạo cảm giác trần cao hơn. Và cuối cùng bạn nên chú ý, nếu nhà bạn đang ốp gỗ tường thì cần đặc biệt cẩn thận vì những tấm gỗ ốp tường, nhất là những loại có màu tối cũng sẽ càng làm trần nhà bạn thấp hơn.

(Theo Dothi) 

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Một vài mẹo phong thủy cho ngôi nhà ấm áp mùa đông

Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ về phong thủy, tổ ấm của bạn sẽ thực sự trở thành chốn nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái trong mùa đông lạnh lẽo. 

Thông thường vào mùa đông, nếu không biết cách sắp xếp hợp lý hay che chắn cẩn thận luồng không khí lạnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thành viên trong gia đình, nhất là với người già và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.


Ngoài ra, không khí lạnh buốt của mùa đông khiến cho sự trao đổi các luồng khí trong ngôi nhà bị ảnh hưởng. Không còn tia nắng ấm, các căn phòng ngủ, phòng tắm, nhà bếp… luôn trong tình trạng có mùi khó chịu, đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh, nhất là cơ quan hô hấp, da dẻ bị khô, nứt nẻ…

Một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn lọc sạch không khí ngay chính tổ ấm nhỏ trong mùa đông này:
  • Đầu tiên, hãy thay các bóng sáng trắng trong ngôi nhà, đặc biệt là phòng khách, phòng ngủ bằng ánh sáng đỏ hay vàng để tăng cảm giác ấm cúng và gần gũi.
  • Hãy thay ga gối của mùa hè, với những gam màu dịu mát bằng các tông màu ấm nóng như đỏ, cam, vàng, nâu đất…
  • Sắp xếp lại cách bố trí các vật dụng, tăng cường sử dụng nến hay các loại hoa đặc trưng mùa đông cũng là cách làm mới, khiến không gian ngôi nhà bớt lạnh lẽo hơn.
  • Hãy mua thêm cây xanh hay những chậu cây, chậu hoa nhỏ đặt trong phòng khách, nhà vệ sinh, thậm chí là phòng ngủ để giúp làm sạch không khí. Những cây có tán lá to, nhiều lông tơ trên là còn giúp bắt, hút bụi và các chất có hại khác.
  • Mùa đông, bạn cần đặt trên tủ sách hay trên, trong tủ quần áo một túi than hoạt tính để giúp hấp thụ khí carbon monoxide và formaldehyde trong không khí. Ngay cả trong phòng trẻ em , nhà bếp, nhà vệ sinh… nếu có mùi lạ hay quá nhiều bụi, cảm giác khô vào đông bạn cũng có thể đặt một ít than hoạt tính ở góc phòng. Nhưng hãy nhớ đặt ở nơi kín đáo, che khuất tầm với của trẻ và nên được tư vấn kỹ cách sử dụng trước khi dùng.
  • Còn bên cạnh tivi, màn hình vi tính, các thiết bị điện tử… hãy đặt chậu xương rồng hay chậu lô hội nhỏ để giảm thiểu tác hại của bức xạ điện từ. Các chậu cây này sẽ hấp thụ carbon dioxide vào ban đêm, ức chế vi khuẩn rất tốt.
(Theo DanViet) 

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Một vài điều nên và không nên khi bố trí huyền quan

Huyền quan là khu vực tính từ cửa chính vào phòng khách. Đây là nơi làm giảm những xung đột từ bên ngoài vào trong nhà và cũng là nơi bảo vệ “sinh khí” bên trong của ngôi nhà. Huyền quan là con đường mà các luồng khí phải đi qua trước khi vào nhà, vì thế cách bài trí của nó tốt xấu thế nào đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới phong thuỷ của căn nhà.

Huyền quan phòng khách thiết kế đẹp mắt sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ, tinh thần thoải mái. Ngoài ra, nó còn thu hút nhiều cơ hội may mắn cho gia đình. Muốn tạo được huyền quan tốt phải chú ý đến các yếu tối kỵ và hợp của phong thủy. Sau đây là một vài lưu ý mà bạn cần biết:

1. Màu sắc thanh nhã, sáng sủa
Màu sắc trần huyền quan phải thanh nhã, nhẹ nhàng. Nên dùng gam màu nhạt như lam nhạt, xanh da trời, trắng sữa, vàng nhạt... làm chủ đạo. Đối xứng với trần là sàn nhà cần màu đậm hơn chút.

Tuy nhiên, các chất liệu tại huyền quan bất kể là gạch men sứ hay đá, gỗ đều phải có màu sáng. Không nên quá đậm tránh tạo cảm giác nặng nề, thiếu sự sống. Sự phối hợp tốt nhất là: trần nhà trên đỉnh huyền quan có màu nhạt nhất, khu sàn có màu đậm nhất, màu sắc ở giữa nên kết hợp hài hòa giữa 2 phần trên.

Phần lớn huyền quan của nhà đều ít ánh sáng tự nhiên. Vì vậy, gạch hoa lát sàn và thảm nên có màu sắc sáng sủa. Tại huyền quan sử dụng tường ngăn thì màu sắc cũng chỉ nên đậm vừa phải.


2. Hoa văn trang trí dạng tròn, vuông
Hoa văn trang trí tại huyền quan nên có hình dạng tròn hoặc vuông. Kỵ họa tiết có hình sắc nhọn đâm thẳng ra cửa. Vì theo phong thủy, hình sắc nhọn luôn tiềm ẩn sát khí.

3. Bài trí cây xanh
Nên bài trí ở huyền quan những cây xanh có hình dáng đẹp, xanh tốt. Nếu diện tích huyền quan khiêm tốn nên bố trí các loại hoa nở thông thường hơn là chọn cây có hình dáng đặc biệt. Cây xanh sẽ tạo mối liên hệ và hài hòa cho 2 không gian. Tránh bày đặt những cây có cạnh sắc nhọn: xương rồng, đỗ quyên...


4. Đặt vật trang trí
Đặt vật trang trí như sư tử, đại bằng, gà, ngựa….cũng là cách làm tăng sức hút cho không gian huyền quan, tuy nhiên phải đảm bảo chúng không xung khắc với tuổi của gia chủ. Ví dụ bạn tuổi Mão thì không bài trí các con vật như gà, ngựa vì chúng xung với với tuổi của bạn theo vòng tử vi.

Và những điều không nên :

1. Không để huyền quan bừa bộn
Huyền quan là nơi mà luồng khí sẽ tích tụ khi vào nhà. Vì thế huyền quan không nên hẹp quá, ít nhất có chiều sâu là 1,5m. Không để huyền quan lộn xộn, bừa bộn vì như vậy sẽ dễ bị tán tài tán của.

2. Không đặt bình phong tùy tiện


Bình phong đặt ở huyền quan có chức năng phân chia không gian, thu nạp vượng khí, ngăn chặn hung khí. Có thể đặt bình phong giống như một bức tường hoa, phía trên trang trí một số bình hoa nhỏ (nên sử dụng hoa tươi) và nên chọn bình phong có chiều cao vừa phải.

3. Không để đèn hỏng lâu ngày
Ánh sáng của huyền quan có ảnh hưởng đến công việc của nam giới và sức khỏe của mọi người trong nhà. Do đó bóng đèn hỏng nên thay ngay. Để huyền quan tối tăm có thể còn gây ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng trong gia đình.


4. Không trang trí trần màu tối
Theo phong thủy, trần của huyền quan kiêng kỵ trang trí màu tối, ảm đạm và kiêng lắp gương lên trần nhà... sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt và việc kinh doanh của gia chủ.

(Theo Dothi) 

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Cách trang trí màu đỏ theo phong thủy

Trong phong thủy màu đỏ đại diện cho hành Hỏa. Đó là màu của sự ấm áp, hứng khởi và đam mê. Cũng giống như cơ thể cần hơi ấm trong ngày giá lạnh, ngôi nhà của bạncũng cần sinh khí dồi dào từ sắc đỏ. Có thể bạn không quen điểm tô ngôi nhà ngập tràn màu sắc này nhưng màu đỏ sẽ tạo nên ấn tượng đẹp mắt cho nội ngoại thất. Dưới đây là những gợi ý trang trí hiệu quả với màu đỏ theo phong thủy.

1. Cánh cửa đỏ
Hãy bắt đầu với cánh cửa chính màu đỏ tươi. Một vài ý kiến cho rằng cánh cửa đỏ sẽ đem lai may mắn cho mọi ngôi nhà. Nhưng sự thực không hoàn toàn như vậy.

Với ngôi nhà hướng Nam hoặc Tây Nam thì màu đỏ là lựa chọn chính xác. Tuy nhiên, bởi sự tương tác giữa ngũ hành và nguồn năng lượng riêng biệt đem lại cho từng khu vực trong nhà, bạn sẽ có lựa chọn màu xanh lá hoặc xanh dương cho ngôi nhà hướng Đông, Tây hoặc Tây Bắc.

2. Điểm nhấn màu đỏ
Cách tốt nhất để làm quen với màu đỏ nếu bạn chưa từng làm vậy trước đó là tạo điểm nhấn sắc đỏ. Tùy thuộc vào phong cách ngôi nhà và tông màu trang trí hiện có, bạn cần thử nghiệm để chọn được sắc độ thích hợp nhất. Có thể là đỏ mận, đỏ tía hay đỏ rực như lửa. Màu đỏ nói chung đều tạo ra sự vui vẻ, sôi động và dòng sinh khí mới mẻ cho gia đình. Bạn hãy mang màu đỏ vào nhà qua bình hoa, gối ngủ, thảm trải sàn hay hoa văn trên chiếc rèm cửa sang trọng..

3. Căn phòng màu đỏ
Ứng dụng khó khăn nhất của màu đỏ là khi bạn sử dụng làm màu sắc tổng thể một căn phòng. Trong phong thủy, bạn cần cẩn thận với sự hiện diện mạnh mẽ của màu đỏ bởi màu sắc này không tốt với một vài khu vực trong nhà. Nếu bạn dự định phá cách khi sơn cả căn phòng sinh hoạt với sắc đỏ, việc đầu tiên cần làm là chắc rằng căn phòng đó không nằm ở phía Đông, Đông Nam, Tây hoặc Tây Bắc của ngôi nhà.


4. Phòng ngủ màu đỏ
Màu đỏ là lựa chọn tuyệt vời cho phòng ngủ người lớn, bất kể đặt tại hướng nào trên bát quái đồ. Bí quyết không phải là cả căn phòng ngập sắc đỏ mà là những chấm phá nội thất đắt giá.

Bởi một phòng ngủ tốt theo phong thủy phái đem lại giấc ngủ yên bình cũng như giải quyết những vấn đề tình dục. Bạn cần tìm đúng cách để cân bằng sự nồng nhiệt của sắc đỏ trong phòng ngủ. Quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ nhưng quá ít sẽ đem tới cảm giác thờ ơ lạnh lẽo.

Cách tối ưu nhất là bạn đem màu đỏ vào phòng ngủ qua phụ kiện trang trí như gối, chăn, nệm, nến, tranh treo tường,… Bạn sẽ kiểm soát và điều chỉnh được mức độ màu sắc theo từng mùa.

5. Sắc đỏ trong bếp và phòng ăn
Nếu có một khu vực trong nhà chắc chắn cần tới hành Hỏa và màu đỏ là biểu hiện rõ ràng nhất, chính là căn bếp và phòng ăn. Quy tắc sử dụng màu đỏ ở khu vực này tương tự như trong phòng ngủ, chú trọng tới chi tiết hơn là màu sắc tổng thể. Dụng cụ làm bếp, bàn ghế ăn hay chiếc đèn treo ánh sáng đỏ là gợi ý dễ thấy nhất.

Trừ phi, phòng ăn và bếp nhà bạn đặt tại góc phía Nam hoặc Tây Nam trong bát quái đồ, bạn có thể yên tâm khi sử dụng hoàn toàn là màu đỏ.

6. Phụ kiện trang trí màu đỏ
Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa thích khi sửa soạn cho một năm mới. Những phụ kiện trang trí màu đỏ như khăn trải bàn, chao đèn hay gối ôm là sinh động bất cứ không gian nào.

Nếu tinh thần bạn đang mệt mỏi và năng lượng hao hụt, bạn nên tiếp cận với nguồn sinh khí tỏa ra từ những phụ kiện có sắc đỏ.

7. Sắc đỏ trong vườn
Màu đỏ đem lại năng lượng tốt lành cho bất cứ khu vườn nào. Một chiếc ghế, một bức tượng nghệ thuật hay bụi hồng đỏ rậm rạp mang lại giá trị về thẩm mĩ và phong thủy. Khi khu vườn có sinh khí tốt, ngôi nhà và gia chủ được hưởng lới từ đó.

8. Nến và hoa đỏ
Bạn đã chăm chút màu đỏ cho từng căn phòng và đừng quên đem sắc màu tự nhiên vào ngôi nhà. Một vài bông hoa đỏ mang đến vẻ tươi sáng, cùng với những ngọn nến đỏ tạo nên một không gian ấm cúng và sang trọng.

(Theo dothi) 

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Phòng vệ sinh đẹp và hợp phong thủy

Phòng vệ sinh không chỉ là nơi vệ sinh, tắm giặt mà còn là nơi hòa dịu áp lực cuộc sống, giải tỏa mọi sự mệt mỏi của thể xác và tinh thần sau một ngày làm việc vất vả. 

1. Nguyên tắc thiết kế


Khi thiết kế phòng vệ sinh cho gia đình, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc. Theo nguyên tắc phong thủy "tọa hung hướng cát", khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Đây là nơi thủy khí rất nặng, nếu đặt nó ở hai phương vị thổ khí đương vượng là tây nam hoặc đông bắc thì sẽ sinh ra "Thổ khắc Thủy" nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở phía nam vì hướng này có hỏa khí nặng, sẽ xung khắc với nhà vệ sinh thủy khí nặng.

Nếu cần phải sửa phương vị nhà vệ sinh thì không nên dẹp bỏ hết những cái cũ để xây phòng mới. Xây một phòng vệ sinh mới là điều hết sức khó khăn, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích tương đối hẹp. Bạn chỉ cần dời vị trí bồn cầu trong phòng vệ sinh chệch khỏi hưởng cũ 15 độ là có thể cải sửa được phương vị của phòng vệ sinh sang một hướng mới.

Phòng vệ sinh tuyệt đối không nên được xây ở giữa trung tâm của ngôi nhà vì sẽ khiến ngôi nhà bị uế khí, gây ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Trung tâm của ngôi nhà tức là ở chỗ giữa của nhà giống như tim của con người, rất quan trọng. Nếu nhà vệ sinh đặt tại đó sẽ không phù hợp, ấy là còn chưa nói đến mỹ quan cũng như không phù hợp với phong thủy. Ngoài ra, nếu nhà vệ sinh đặt giữa nhà, hệ thống cấp thoát nước buộc phải chạy quá phía dưới các khu vực sinh hoạt khác của nhà ở, vừa không tiện vừa khó sửa chữa nếu có sự cố gì.

Khi thiết kế phòng vệ sinh, bạn cũng nên lưu ý những phòng vệ sinh của các tầng (đối với nhà cao tầng) nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh, bạn nên thiết kế chúng "quay lưng" lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.

Cửa phòng vệ sinh kỵ xung chiếu (đối diện) với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ. Phạm vào điều kỵ này, tài vận gia đình sẽ bị đảo lộn. Trong trường hợp nhà bạn không thể cải sửa được điều này thì tốt nhất nên dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính để trấn áp uế khí từ phòng vệ sinh. Đối với nhà bếp, không khí cần phải lưu chuyển mới tốt, vì vậy không nên để uế khí lẫn lộn vào.

Đối với giường ngủ, nếu hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh xung thẳng tới hướng đầu giường hoặc giữa giường ngủ của chủ nhà trong phòng ngủ đều là những trường hợp không tốt. Nếu đầu giường ngủ bị xung thì chủ nhân dễ mắc bệnh, suy giảm năng lực sinh tài.

2. Trang trí phòng vệ sinh
Theo xu hướng hiện nay thì phòng vệ sinh hay được thiết kế gộp cùng khi vực tắm và lavabo để tiết kiệm diện tích cũng như tiện lợi cho sinh hoạt khép kín từng phòng. Bạn có thể dùng vách kính , rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước... để ngăn cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh của gia đình.


Nền của phòng vệ sinh nên được thiết kế có độ dốc, đảm bảo thoát nước tốt; khi lát sàn nên chú ý chọn loại vật liệu ít trơn trượt, dễ làm vệ sinh. Bạn cũng có thể dùng tấm thảm cao su loại chống trơn trượt để trải trong phòng vệ sinh. Có điều loại thảm này rất hay giữ bụi bẩn nên cần vệ sinh thường xuyên cho sạch sẽ.

Vì không khí của phòng vệ sinh rất ẩm ướt, sự thay đổi giữa nóng và lạnh là rất lớn nên khi muốn trang trí bằng cây xanh, bạn nên dùng bonsai để trang trí. Chùng vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa nhỏ gọn.

Vê màu sắc trang trí, phòng vệ sinh là nơi thuộc thủy, cho nên màu tốt nhất của nó là màu trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng màu sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm gây cảm giác nóng bức, chật chội cho không gian phòng.

3. Một số điều cần chú ý
Nhà vệ sinh phải đặt ở cuối hướng gió, vị trí phải kín đáo nhưng dễ tìm. Theo nguyên tắc phong thủy, phòng vệ sinh nên đặt ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành. Nhà vệ sinh, nhà tắm là chỗ đại tiểu tiện, tắm rửa làm sạch mọi dơ bẩn trên người nên bản chất của nó không phải sạch sẽ, vì vậy không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng lành, nếu không sẽ làm cho các sao lành bị bẩn, ảnh hưởng đến vận may của đất ở.

Nếu như nhà vệ sinh nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng hay đập vào mắt người vào cửa sẽ mất mỹ quan và cũng không phù hợp phong thủy. Theo phong thủy, điều này sẽ dẫn đến bệnh tật, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.

Khi xây mới nhà ở, một số gia đình để tiết kiệm không gian đã lấy ra một gian vệ sinh làm thành phòng ngủ. Điều này không chỉ trái với phong thủy mà còn không hợp với vệ sinh. Theo quan niệm của phong thủy học, nhà vệ sinh là nơi không sạch sẽ, cần được đặt hướng dữ để trấn áp các sao dữ. Phòng ngủ đặt gần nhà vệ sinh là tối kỵ huống gì là cải tạo chúng thành phòng ngủ. Nên chăng chỉ cải tạo gian vệ sinh thành nơi để đồ đạc thì có thể chấp nhận được.

Cũng giống như bất kỳ không gian sống khác trong nhà, nhà vệ sinh cũng cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng đãng. Do đó, cửa thông gió hoặc cửa sổ cần thường xuyên mở để thoáng khí, luôn đón không khí trong lành.

(Theo Tieudung) 

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Thiết kế xây dựng

1. Thiết kế xây dựng là gì ? 
Thiết kế xây dựng là sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng đến một mục đích cụ thể nào đó. Nó làm cho các ý tưởng trở thành thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng.

thiết kế xây dựng

Hình 1 : Thiết kế xây dựng trên bản vẽ

2. Thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau
2.1. Phương án công nghệ
 Bao gồm các giải pháp sử dụng  những  công nghệ tiên tiến, như xây cầu giờ có nhiều giải pháp công nghệ khác nhau: phương pháp đúc hẫng, dây văng, xây bằng chữ T, chữ I…tùy theo công trình muốn xây dựng mà mình chọn công nghệ phù hợp, mỗi kiểu đều sử dụng công nghệ khác nhau. Việc của người tư vấn thiết kế là đưa ra những phương án phù hợp cho khách hàng và người tiêu dùng chọn lựa.
 
2.2. Công năng sử dụng
Từ thời nguyên thủy để bảo vệ mình, con người tiền sử đã biết tạo ra những dạng thức kiến trúc đầu tiên để chống lại những tác động của thiên nhiên, thời tiết . Như vậy kiến trúc được nảy sinh trên nhu cầu công năng sử dụng của con người.

Tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của từng đối tượng  : nhà cửa, chùa chiền, trung tâm mua sắm, các công trình giao thông….để có thể tư vấn cho họ những phương án tốt nhất. Ví dụ : xây nhà để ở, xây cầu để phục vụ cho nhu cầu đi lại…

2.3. Phương án kiến trúc
Khi xây dựng một công trình nào đó, sẽ có nhiều phương án kiến trúc khác nhau. Người tư vấn thiết kế sẽ giúp khách hàng chọn cho mình phương án tối ưu nhất.
Ví dụ khi xây một ngôi nhà cùng một diện tích, nhưng lại có nhiều bản vẽ khác nhau. Có phương án nhìn ngôi nhà sẽ rộng rãi, nhưng cũng có thể thiết kế nhỏ gọn và ấm cúng, tùy vào nhu cầu của từng đối tượng khác nhau.

2.4. Tuổi thọ công trình
Trước nay ít ai quan tâm đến tuổi thọ, sự bền vững của công trình, khi xây nhà họ chỉ để ý đến vẻ đẹp của nó.

Tuổi thọ công trình là khái niệm chỉ thời gian tồn tại của công trình . ví dụ như cây cầu thiết kế trong vòng 10 năm phải tu sữa lại hoặc xây mới. Tuổi thọ công trình xây dựng thường được tính từ thời điểm công trình được đưa và khai thác (sau khi hoàn tất việc xây dựng hay sau một sửa đổi lớn) cho tới khi chuyển sang trạng thái giới hạn. Tuổi thọ một công trình thường phụ thuộc vào cá yếu tố như vật liệu xây dựng, thiết kế, kỹ thuật thi công...

2.5. Phương án kết cấu
Kết cấu xây dựng  bao gồm việc tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dựng.

 Kết cấu xây dựng là cơ sở cho việc thiết kế công trình trong trạng thái giới hạn độ bền và trạng thái giới hạn sử dụng .
 
Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu xây dựng cũng như cơ kết cấu là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định. 

kết cấu trong thiết kế xây dựng

Hình 2 : Kết cấu vững chắc trong thiết kế xây dựng

2.6. Phương án phòng chống cháy nổ
Gần đây các vụ cháy nổ lớn thường xảy ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau như : chập điện, rò rỉ điện…. Vì vậy cần tư vấn cho người sử dụng những phương án tốt nhất trong việc phòng chống cháy nổ, như luôn trang bị  bình cứu hỏa, sử dụng các vật liệu khó bắt lửa… Với phương châm an toàn của khách hàng là trên hết. 

2.7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
Ngày nay ta thường sử dụng năng lượng thiên nhiên như : mặt trời,sức gió, nước…vừa đảm bảo an toàn, lại tiết kiệm điện năng. Cần tư vấn cho khách hàng thấy rõ lợi ích thiết thực của các thiết bị sử dụng năng lượng , đồng thời đưa ra những thiết kế phù hợp với công trình mà họ yêu cầu. 

2.8 Giải pháp bảo vệ môi trường
Giải pháp bảo vệ môi trường là giải pháp sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường hay còn gọi là xây dựng xanh hay công trình bền vững nhằm hướng đến một công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, đồng thời hạn chế tác động không tốt đến môi trường. Để làm được vậy, các công trình cần được thiết kế, xây dựng và vận hành theo những tiêu chuẩn nhất định. Cũng chính vì những tính năng này mà việc xây dựng công trình xanh có thể giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo ra một môi trường sống đảm bảo sức khỏe và hiệu quả hơn cho những người sử dụng.

Không khí ngày càng ô nhiễm bởi các tác động tiêu cực của môi trường. Do vậy việc đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường hết sức cần thiết. Ví dụ như : thông  gió tự nhiên vì nhà thường ít cửa (đề phòng trộm cắp), trồng cau trước nhà ( để đón gió nam mát mẻ), trồng chuối sau nhà ( để ngăn gió bấc lạnh ). Vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng, vừa tạo sinh thái xung quanh ngôi nhà.

thiết kế thân thiện với môi trường

Hình 3 : Thiết kế không những phải đẹp mà còn phải thân thiện với môi trường.

2.9 Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng
Dự toán là ược lập cho từng công trình trong dự án theo khối lượng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá và định mức tương ứng. Dự toán công trình được lập là căn cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình, là cơ sở để xác định giá trị để giao nhận thầu xây lắp.
Ước lập là ước lượng và lập bảng dự toán, ví dụ như giá xi măng lên xuống khác thường thì mình lấy khoảng trung bình thôi, sau đó rồ lập bảng dự toán tổng chi phí cho công trình
 
Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/tcm/5/thiet-ke-xay-dung.html (website : http://giaxaydungnha.vn/)
Ghi rõ nguồn khi đăng tải bài viết tại website khác
 

giá xây nhà

Như chúng ta đã biết nhu cầu thẩm mỹ mỗi người chúng ta rất cao, đặc biệt là khi xây nhà, ngôi nhà được xây dựng không chỉ phải đẹp bền bĩ, phù hợp với các yếu tố phong thủy nhất định, bên cạnh đó giá xây nhà còn nhận được sự quan tâm nhiều hơn , bởi lẽ : 

Nhà đẹp + Giá hợp lý = Đem lại sự hài lòng cho khách hàng

Giá xây nhà bao nhiêu là hợp lý ?

Hợp lý ở đây có nghĩa là làm sao ngân sách đầu tư cho căn nhà phải vừa túi tiền của gia chủ mà lại tạo nên được một ngôi nhà đẹp thực sự

Và với phương châm đó, công ty xây dựng Tầm Cao Mới chúng tôi luôn suy nghĩ làm sao ? phải đem lại hiệu quả thực sự cho tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty. Như chúng ta đã biết khung giá xây dựng có nhiều tính chất phức tạp và gần như chưa có một định mức hay phạm vi nào rõ ràng cho việc xác định giá

Khi bắt tay vào xây nhà thì tất cả gia chủ đều nảy sinh những buân khuân và lo lắng như: chọn mẫu nhà, vật liệu, thiết bị, thủ tục... trên hết tất cả mọi vấn đề đó là giá xây nhà, một điều mà khiến cho hầu hết các chủ đầu tư phải dành nhiều thời gian để so sánh, cân đối và lựa chọn, Do khung giá của xây dựng có nhiều tính chất phức tạp và gần như chưa có một đinh mức hay phạm trù nào rỏ ràng cho việc xác định giá. Vì thế, việc này càng làm cho chủ đầu tư phân vân hơn. Sau đây Cty xây dựng Tầm Cao Mới sẽ dựa trên kinh nghiệm thi công trong nhiều năm qua để nêu ra một số vấn đề liên quan giúp bạn đọc hình dung rỏ hơn về việc này. 
Việc tính giá thành xây nhà được chia thành hai bước cụ thể là : Tính khái toán giá trị xây dựng và Tính dự toán chi tiết.

Công tác tính khái toán giá trị xây dựng dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của các nhà thầu xây dựng. Sau nhiều công trình và thực hiện tổng kết chi phí cuối công trình, nhà thầu có kinh nghiệm sẽ tìm được những hàm số thống kê tương quan giữa giá thành và một biến số nào đó. Thông thường và dễ gặp nhất là mối tương quan giữa diện tích xây dựng và giá trên một đơn vị diện tích. 

Ví dụ : chúng ta thường nghe nói giá thi công xây nhà ở hiện này là 3,1 triệu đồng/m2 đối với xây dựng phần thô hoặc 5,2 triệu đồng đối với xây dựng hoàn thiện).

Như đã trình bày ở trên, việc tính khái toán dựa vào đơn giá/m2 là dựa vào thống kê chung nên chắc chắn sẽ có nhiều sai số và độ tin cậy phụ thuộc rất nhiều vào hạng mục công việc và chất lượng công trình. Cụ thể là nhà thầu phải có nhiều công trình đa dạng về hình dáng kiến trúc, chất lượng hoàn thiện về kết cấu, địa chất, địa tầng nhiều khu vực tương đồng để có được một kết quả thống kê đáng tin cậy. Điều này thật khó trong điều kiện hiện nay, bởi khi các Hiệp hội Xây dựng, Hiệp hội Kiến trúc chưa thể đứng ra tập hợp và phân tích số liệu này thì các nhà thầu đơn lẻ rất khó có được số liệu tin cậy. Thông thường, độ sai lệch của giá trị khái toán tính trên đơn giá xây dựng/m2 hiện nay khá cao, có thể sai số hơn 10% và có trường hợp cá biệt lên đến 50%.

Tham khảo ý kiến của các nhà thầu xây dựng hiện nay trên địa bàn Tp.HCM ở các vùng nội thành, đơn giá xây dựng/m2 được tính trung bình từ 4.6 - 5,8 triệu đồng cho mỗi m2, diện tích xây dựng (lưu ý không bao gồm tường rào, sân vườn). Diện tích xây dựng này được hiểu là diện tích của tầng trệt, các tầng lầu kể cả ban công. Nếu nhà mái ngói, các nhà thầu xây dựng thường cộng thêm 30% - 50% đơn giá cho phần mái ngói, có nghĩa là cộng thêm từ 2.300.000 - 3.200.000 đ cho một m2 mái ngói. Ví dụ : Xây một ngôi nhà diện tích tầng trệt là 100m2, xây một trệt hai lầu và mái ngói thì giá trị xây dựng được tính như sau : 100 x 3 x 4.600.000 + 100 x 4.600.000 x 1/3 = 1.518.000.000 đ.

Lưu ý : Đơn giá trên chỉ áp dụng cho các công trình xây dựng trong nội thành. Ở các quận ngoại thành như Nhà Bè, Quận 2, Quận 9 có cấu tạo địa chất yếu nên đơn giá xây dựng phải tăng lên, cụ thể tăng thêm từ 20% - 30% giá trị xây dựng cho việc gia cố móng. Theo ví dụ trên, nếu ngôi nhà 100m2 được xây ở Nhà Bè thì giá trị khái toán sẽ là 1.821.600.000 đ (tức tăng thêm 303 triệu đồng).

Tính dự toán chi tiết

Đây là phương pháp chính xác nhất để tính ra giá giá xây nhà. Để lập được một dự toán cho căn nhà chuẩn bị xây, điều tất yếu nhất là công trình xây dựng dự kiến phải được hoàn tất đầy đủ hồ sơ thiết kế chi tiết, bao gồm hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước, hồ sơ thiết kế hệ thống điện, điện thoại, máy tính, camera bảo vệ ... Dựa trên những bản vẽ thiết kế này, các dự toán viên sẽ tính được dự toán chi tiết tất cả nội dung công việc trong công trình xây dựng. Kết quả tính toán của các dự toán viên sẽ cho chúng ta 3 bảng tính toán quan trọng sau :

Bảng tiên lượng dự toán: Trong bảng này là khối lượng chính xác của tất cả các công việc, hạng mục phải thực hiện từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn tất công trình. Ví dụ : Trong công trình sẽ phải xây bao nhiêu m2 tường bằng gạch ống có độ dày 100cm, phải đổ bao nhiêu khối bê tông sàn, cột ...

Bảng tổng hợp kinh phí vật tư: Bảng này liệt kê chính xác số lượng và đơn giá thị trường của tất cả các chủng loại vật tư sẽ được sử dụng. Ví dụ : Phải sử dụng bao nhiêu tấn xi măng, thép, bao nhiêu viên gạch ống, gạch thẻ và giá tiền là bao nhiêu ...

Bảng tổng hợp kinh phí dự toán: Trong bảng này, dự toán viên sẽ nêu rõ chi phí cho phần vật liệu, nhân công và các chi phí khác khi xây dựng công trình. Đây là kết quả dự toán cuối cùng có độ chính xác cao, sai số nhỏ hơn 5% cho việc định giá một công trình.

Như vậy, tùy vào tính chất  phức tạp của công trình, tùy vào mức độ chấp nhận rủi ro và sai số, các nhà đầu tư có thể chọn một phương án có độ sai số cao nhưng nhanh chóng, đơn giản (phương pháp tính khái toán) hay chọn cho mình một phương pháp quyết định có độ tin cậy  cao (tính dự toán chi tiết) nhưng cần nhiều thời gian theo dỏi và bám sát nội dung của tính chất công việc

Mong rằng các ý kiến nêu trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rỏ hơn về việc xác định và lựa chọn cho mình một phương án đầu tư hiệu quả nhất.
 
Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/tcm/1/gia-xay-nha.html (website : http://giaxaydungnha.vn/)
Ghi rõ nguồn khi đăng tải bài viết tại website khác
 

xây dựng nhà ở

Đối với mỗi con người ngôi nhà là nơi rất quan trọng, là nơi mà từng kỉ niệm vui buồn được sẽ chia,nơi mà ước mơ hoài bão được chắp cánh. Sau những tất bật  bộn bề của cuộc sống họ lại về với tổ ấm của mình, hạnh phúc quây quần bên bửa cơm đoàn tụ, cùng chia sẻ với nhau về mọi điều trong cuộc sống hằng ngày, được ngủ trên chiếc giường êm ái một giấc sâu. Có thể nói, ngôi nhà chính là nơi bình yên nhất trong trái tim mỗi người. 

Một gia đình đoàn tụ gắn liền với một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và kiên cố là mơ ước của bao người. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì người dân cũng có những nhu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống. Trong việc xây nhà cũng vậy, đòi hỏi ngôi nhà không chỉ có giá cả phù hợp mà còn rất nhiều yêu cầu khác như về kiến trúc phải bền bỉ, kiên cố lại còn phải đẹp, sang trọng lẫn hiện đại, yêu cầu về phong thủy tốt....

xây dựng nhà ở đẹp

Hình 1 : Xây dựng nhà ở đẹp
 Quy trình xây dựng nhà ở
Để đạt được những yêu cầu trên, đòi hỏi quy trình xây dưng một ngôi nhà phải là một quá trình dài cần sự tỉ mỉ và phải trải qua nhiều công đoạn. Đây sẽ là những điều mà chủ nhà, chủ đầu tư cần quan tâm, và nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin, càng thu thập nhiều thông tin càng giúp chủ đầu tư, chủ nhà có được sự lựa chọn đúng đắn. Sau đây là 8 bước chính : 

Bước 1: Lập kế hoạch xây nhà

lập kế hoạch xây dựng nhà ở

Hình 2 : lập kế hoạch xây dựng nhà ở 

Chúng ta hãy bắt đầu bằng vấn đề chính yếu nhất khi bạn nghĩ đến việc xây nhà mới, đó là tiền để xây nhà. Nếu bạn xem nhẹ chuyện lập kế hoạch chi tiêu cho việc xây nhà, có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính hiện tại của gia đình bạn. Đừng để bạn phải chạy vạy khi nhà đang xây mà tiền mặt lại cạn do phát sinh. Hoặc giả sử như bạn hoàn thành ngôi nhà rồi mà tiền vốn dành cho việc chi tiêu khác cũng hết sạch...Đó cũng chỉ là một số trường hợp bạn có tểh gặp phải khi không xác định trước khoản tiền chi tiêu để xây nhà. Cách tốt nhất là đầu tiên bạn nên dự trù trước chi phí. 

Thông thường có 2 loại chi phí cần ước tính:

a. Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm xây dựng phần thô, phần hoàn thiện, phần nhân 

b. Ước tính chi phí trang trí nội thất

Bước 2:  Tìm hiểu thủ tục pháp lý khi xây dựng nhà ở

thủ tục pháp lý xây dựng nhà ở

Hình 3 : thủ tục pháp lý trong xây dựng nhà ở

Đây là những đề mục bạn nên liệt kê để thực hiện trước khi bạn tiến hành việc thảo luận thiết kế với kiến trúc sư. Tìm hiểu thủ tục pháp lý rất quan trọng, nó là một trong những yêu cầu đầu tiên để ngôi nhà của bạn có thể được xây dựng một cách an toàn, hoàn thiện. Thông thường thì chúng ta tiến hành như sau:

a. Tìm hiểu vấn đề pháp lí liên quan đến nhà bạn và các thủ tục cần thiết.

b. Trước khi tiến hành xin phép xây dựng bạn nên xem xét các yếu tố pháp lí liên quan hiện trạng căn nhà.

c. Tiến hành lập hồ sơ xin phép xây dựng, bản vẽ xin phép xây dựng.

Bước 3: Lựa chọn Kiến trúc sư

kiến trúc sư thiết kế xây dựng nhà ở

Hình 4 : lựa chọn kiến trúc sự cũng là một công việc nan giải

Với sự giúp đỡ lớn lao của các kiến trúc sư, công việc xây dựng nhà sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bởi họ sẽ là người tư vấn cho chủ nhà, chure đầu tư những điều phù hợp nhất và đáp ứng được những yêu cầu đưa ra của chủ nhà. Bởi vậy, khi lựa chọn kiến trúc sư chúng ta cần quan tâm các yếutố sau:

Sàng lọc trước : Ngày nay, đội ngũ các kiến trúc sư rất đông đảo và chuyên nghiệp, vì vậy, chúng ta có thể tham khảo người sẽ “cầm cân nảy mực” cho ngôi nhà của mình trên các tạp chí chuyên ngành, các Website mẫu nhà, nên dành thời gian lang thang lướt web, tìm đọc để có những cái tên kiến trúc sư mà chúng ta cảm thấy tin tưởng, liên lạc, đặt cuộc hẹn và đến gặp trao đổi.

Giá thiết kế : Hoàn toàn phụ thuộc vào độ nổi tiếng, trình độ kinh nghiệm, tay nghề của kiến trúc sư, và uy tín của công ty thiết kế. Đây là thị trường tự do về giá cả chất xám, không có một đơn giá chung nào. Do vậy, chủ nhà có thể trao đổi kĩ để đua ra giá cả hợp lý nhất.

Bước 4: Lựa chọn thầu xây dựng nhà ở

Hiện nay, đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu. Do đó, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các nhà thầu có khả năng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của công trình. Trên cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư, chủ nhà vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vốn đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ công trình.  Có thể dựa vào các tiêu chí sau để lựa chọn nhà thầu:

a. Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu

b. Tiêu chí thời gian

c. Tiêu chí giá cả

d. Nhân công trong quá trình xây dựng.

Trong trường hợp bạn khoán công hay khoán trắng, bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây dựng nhà để thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn.

e. Các yếu tố xem xét khác:

Yếu tố thương hiệu

Yếu tố bảo lãnh

Yếu tố an toàn lao động

Các điều khoản phạt và hình thức xử lý các tranh chấp khi phát sinh

Bước 5:. Chọn vật liệu xây dựng, nhà cung cấp vật liệu xây dựng

vật liệu xây dựng nhà ở

Hình 5 : chọn vật liệu tốt về chất lượng, giá cả hợp lý bạn sẽ có một căn nhà như ý

Chọn vật liệu xây dựng là công việc khó khăn với tất cả mọi người. Dù bạn chọn phương án khoán công hay khoán trắng bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ về vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng quan trọng nhất là cát, gạch, thép , đá, nước và xi măng. 

Bạn nên tìm hiểu từ giai đoạn này những địa điểm cung cấp vật tư xây dựng theo tiêu chí gần công trình của bạn, đủ chủng loại, giá hợp lý và có tểh thanh toán từng đợt theo tiến độ nếu có thể. Điều này sẽ giúp công việc thi công của bạn thuận lợi về sau.


công đoạn xây dựng phân thô trong xây dựng nhà ở

Hình 6 : công đoạn xây dựng phần thô

 Phần thô trong xây dựng, nói một cách ngắn gọn là có các nội dung công việc chính như sau: làm ván khuôn; gia công thép + lắp dựng; đổ bêtông; xây khối xây gạch. Đây là những công việc rất nặng nhọc, thi công trong môi trường khó khăn (thường là ngoài trời). Và đây cũng là công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, cần những kiến thức – đặc biệt là kết cấu xây dựng; đòi hỏi sự tính toán chu đáo, cẩn thận, khoa học.

Thi công phần thô – bao gồm thi công kết cấu chịu lực như móng, cột, sàn, mái, kết cấu bao che “tường, vách”, thi công điện nước âm tường… Nên hiểu rằng đây là nội dung quan trọng nhất. Ngôi nhà có thể được sửa chữa, thay đổi vật liệu bề mặt, thiết bị, màu sắc…Nhưng phần thô thì rất khó thay đổi. Phần thô càng chắc, càng chuẩn thì việc điều chỉnh phần hoàn thiện càng dễ dàng thuận lợi. Có 2 bước cơ bản là : chuẩn bị mặt bằng, làm nền móng và xây dựng phần khung nhà.

Bước 7: Xây dựng phần hoàn thiện trong xây dựng nhà ở

xây dựng hoàn thiện nhà ở

Hình 7 : Công đoạn xây dựng hoàn thiện nhà ở

Kết thúc phần khung nhà (phần thô), là coi như đã đi được 70% cuộc hành trình. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ.
Xây dựng phần hoàn thiện bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, chống sét,... Đây cũng là công việc của các nhà thầu, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:

+ Công tác trát tường, láng sàn cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật

+ Việc ốp lát gạch thì phải theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất

+ Công tác sơn bả là một công tác đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được một cách hoàn hảo. Mỗi loại sơn trên thị trường có một cách tính lượng sơn khác nhau. Vì vậy chúng ta cần tham khảo chuyên gia hoặc cửa hàng vật liệu xây dựng để tính toán giá thành và lượng sơn cần thiết để hoàn thành toàn bộ căn nhà của mình.

+ Công tác lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Nên chú trọng vào độ bền vững và an toàn của các hệ thống này,

+Sản xuất, lắp đặt nội thất: Phần nội thất là những hạng mục đòi hỏi độ tỉ mỉ, cầu kỳ, trau chuốt từng đường nét, là cơ sở để đánh giá trực giác về chất lượng căn nhà. Do vậy chủ nhà cần phải cẩn thận hơn trong công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục này.

Bước 8: Kiểm tra nghiệm thu và hoàn công.

nghiệm thu nhà ở

Hình 8 : Kiểm tra và nghiệm thu xem ngôi nhà đã được xây dựng đạt yêu cầu không ?

Việc kiểm tra phải được thực hiện từ trong quá trình xây nhà, giám sát viên hoặc chủ nhà nên thường xuyên kiểm tra khối lượng, chất lượng, cách làm việc, kiểu dáng công trình.... Khi công trình hoàn thành và trước khi bàn giao, chủ nhà nên cùng giám sát và chủ thầu kiểm tra đối chiếu lại cùng bản vẽ và những nội dung phát sinh thật chi tiết. Kiểm tra theo từng hạng mục thi công.

Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc, từng bộ phận, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật. 


 Hoàn công: thủ tục hoàn công hay thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất để có sổ hồng. Hồ sơ hoàn công sẽ được làm theo quy định và nộp tại cơ quan thẩm quyền.

Phong thủy trong xây dựng nhà ở

phong thủy xây dựng nhà ở

Hình 9 : Phong thủy là yếu tố rất quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở

Người Việt Nam ta cũng như người phương Đông, khi xây dựng nhà ở hay các công trình đều rất quan tâm và chú ý đến vấn đề phong thủy. Tuy rằng đó không phải là điều kiện tiên quyết và quan tâm hàng đầu khi xây dựng nhưng nó cũng không hề được xem nhẹ, đó cũng là một phần trong kiến trúc nhà ở.

 Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự

Hầu hết ai cũng mong muốn ngôi nhà của mình không nhưng có 1 kiến trúc hoàn hảo mà còn phải được xây dựng trên một vị trí đẹp, thông thoáng và tạo sự bình yên, thoải mái cho gia đình mình. 

Bố cục của một ngôi nhà được xem là thuận phong thủy là bố cục không chỉ hài hòa về cách phân chia không gian mà còn hài hòa giữa môi trường bên ngoài đối với ngôi nhà. Bố cục này được nghiên cứu theo địa hình, hoàn cảnh, khí hậu… và những gì tác động đến con người sao cho những người sống trong nhà có cảm giác thoải mái nhất khi sống trong nhà. Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở là không khí phải lưu thông, ôn độ và ẩm độ được điều tiết, ánh sáng có ảnh hưởng rõ ràng đến tinh thần và sức khỏe, bảo đảm vệ sinh cho sinh hoạt hằng ngày.

 Làm nhà hài hòa phong thủy chủ yếu ở cách bố trí và trang trí cho phù hợp mà còn yêu cầu ở phần xây dựng kết cấu, phần khung của ngôi nhà phải vững chắc, đạt các tiêu chuẩn về xây dựng cũng như phong thủy. 

Như vậy, công việc xây dựng nhà ở như chúng ta đã biết không hề dơn giản, một ngôi nhà được xây dựng lên bao gồm rất nhiều ván đề và công đoạn. Hiện nay, khi xây nhà, nhiều  chủ đầu tư, gia đình không nắm được quy trình tiến hành nên rất lúng túng. Điều đó dễ dẫn đến những hệ lụy như về pháp lý, về quy định trong xây dựng, về kiến trúc, nhà thầu...

  Do đó kinh nghiệm quản lý xây dựng của gia chủ rất quan trọng. Họ cần phải chủ động hơn, quan tâm hơn trong việc tính toán, lựa chọn những yếu tố cần thiết khi xây nhà như việc lựa chọn nhà thầu đáng tin tưởng, kiến trúc sư có kinh nghiệm... để có được một ngôi nhà như mong muốn.
 
Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/chi-tiet-tin-tuc/3/xay-dung-nha-o.html (website : http://giaxaydungnha.vn/)
Ghi rõ nguồn khi đăng tải bài viết tại website khác
 

xây dựng phần thô

Tầm quan trọng của phần thô trong xây dựng

Nhà đẹp, công trình đẹp là câu cửa miệng của tất cả các chủ nhà, chủ đầu tư khi yêu cầu kiến trúc sư và nhà thầu thi công. Để thực sự có được một mái nhà, công trình  lý tưởng, điều cần trước hết là người chủ nhà phải xác định rõ vẻ đẹp ngôi nhà phải luôn đi kèm với chất lượng. Đó là một yêu cầu chính đáng của các chủ nhà, các nhà đầu tư, nhưng để đạt được những yêu cầu tưởng như rất dễ dàng đó lại có rất nhiều vấn đề bàn cãi.

Khi xây nhà, đương nhiên phần nào cũng quan trọng, nhưng việc xây dựng phần thô là quan trọng nhất, từ việc chọn nguyên vật liệu làm sao để đảm bảo chất lượng mà lại hợp giá cả, thì phương pháp thi công và bảo dưỡng của giai đoạn xây dựng phần thô là những điều mà chủ nhà, chủ đầu tư cần quan tâm, và nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin, càng thu thập nhiều thông tin càng giúp chủ đầu tư, chủ nhà có được sự lựa chọn đúng đắn. Bởi muốn một ngôi nhà hoàn thiện phải có phần xương cốt vũng chắc, đạt các tiêu chuẩn về xây dựng cũng như các điều kiện khác.

Phần thô là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, hạng mục, các bộ môn thi công sau này, vì thế nó cần được tính toán một cách kĩ lưỡng.. Phần thô càng tốt, càng chuẩn, càng chính xác thì những phần sau thi công càng thuận tiện, càng tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến công trình (như đục phá, chỉnh sửa…). Nếu tính toán kỹ, khi thi công phần thô sẽ làm cho các nội dung sau thuận lợi chính xác. Ngược lại, cứ làm ào ào với cách nghĩ: rồi hoàn thiện sẽ xử lý được hết; thì có thể hậu quả sẽ khôn lường.

ngôi nhà sau khi xây dựng phần thô
Hình 1 : Hình ảnh ngôi nhà sau khi đã hoàn thành

Khái niệm phần thô
Trong xây dựng nhà, công trình thường thì có 2 phần cơ bản là phần thô và phân hoàn thiện.
Theo như ý kiến của các chuyên gia trong ngành xây dựng cũng như các kiến trúc sư thì quan niệm phần thô trong xây dựng bao gồm phần móng cùng bể ngầm, các hệ thống kết cấu chịu lực (khung, cột, dầm, sàn bê tông), mái bê tông, cầu thang đã đổ bản và xây bậc, hệ thống tường bao che và ngăn chia chưa trát (tô), xây và tô tường, sơn nước, chống thấm, làm lan can, có hệ thống đường ống điện chờ (chưa tính đi dây...), hệ thống ống cấp thoát nước chờ sẵn trong vách... Việc hoàn tất các khoản vừa nêu giống như trong bản vẽ là đã xong cái khung sườn nhà. Những công đoạn còn lại như lắp ráp cửa nẻo, gạch đá ốp lát, thiết bị điện, đèn, thiết bị vệ sinh... tức là những hạng mục còn lại để hoàn thiện căn nhà gọi là phần hoàn thiện.

quá trình hoàn thiện phần thô
Hình 2: Quá trình hoàn thiện phần thô trong xây dựng

Các công đoạn trong xây dựng phần thô 
Phần thô trong xây dựng, nói một cách ngắn gọn là có các nội dung công việc chính như sau: làm ván khuôn; gia công thép + lắp dựng; đổ bêtông; xây khối xây gạch. Đây là những công việc rất nặng nhọc, thi công trong môi trường khó khăn (thường là ngoài trời). Và đây cũng là công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, cần những kiến thức – đặc biệt là kết cấu xây dựng; đòi hỏi sự tính toán chu đáo, cẩn thận, khoa học.

- Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu việc xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của nhà. 

- Một hệ khung nhà bao giờ cũng bao gồm 5 thành phần chính: cột nhà (để truyền lực xuống đất), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà), tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), và cầu thang, là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà.

thi công nền móng phần thô
Hình 3 : Thi công nền móng một công đoạn quan trọng trong xây dựng phần thô

- Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường. Công việc này không đơn giản nhưng cũng chẳng phức tạp, chỉ cần lưu ý một số điểm chính:

- Việc đan thép phải theo đúng chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài của các cấu kiện thép

- Việc ghép cốp pha cần thực hiện theo đúng quy chuẩn xây dựng, về lựa chọn gỗ cốp pha, kết nối các cốp pha thật chặt và gọn gàng.

- Việc đổ đầm bê tông có thể thực hiện thủ công bằng máy trộn bê tông, hoặc thực hiện bằng xe trộn bê tông chuyên dụng, bơm bê tông bằng vòi bơm tùy vào đơn vị thi công. Tuy nhiên, quá trình trộn cần lưu ý đúng tỷ lệ giữa giữa các chất liệu để có một hỗn hợp đạt tiêu chuẩn. Khi đầm bê tông thì yêu cầu phải đầm đều tay.

- Việc rút cốp pha cần lưu ý sao cho thời gian ngưng kết của bê tông phải đủ ngày, không nên vì tiến độ gấp gáp mà rút cốp pha sớm, gây ra nhiều tai nạn sập bê tông đáng tiếc.

- Việc xây tường cần lưu ý xây làm sao cho thẳng, mạch đều. Trong quá trình xây cần liên tục kiểm tra độ thẳng bằng quả dọi. Vữa xây cần trộn đúng tỷ lệ, đảm bảo độ kết dính và chống nước thẩm thấu qua.

cốt pha trong xây dựng phần thô
Hình 4 : Cốt pha trong xây dựng phần thô

Qua đây, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của phần thô trong xây dựng nhà ở và việc xem nhẹ phần thô, đặc biệt là sai xót trong khâu thi công và bảo dưỡng bê tông là vấn đề không hiếm trong thực tế. Có những ngôi nhà với vẻ bề ngoài thật mỹ mãn, chau chuốt nhưng ẩn sau bên trong đó là những dấu hiệu, những căn bệnh tiềm ẩn nằm sâu bên trong ngôi nhà.

Theo đó, kinh nghiệm quản lý xây dựng của gia chủ rất quan trọng. Họ cần phải chủ động hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm xây nên ngôi nhà của mình, cần lựa chọn những nhà thầu đáng tin tưởng và quan tâm đến phần thô trước khi nghĩ về trang trí, nội thất cũng như phong thủy của căn nhà. Có thể lấy một câu nói của ông cha ta đó là : “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để vận dụng trong trường hợp này, khi ta mong muốn có được một công trình, một ngôi nhà ưng ý cả về chất lượng cũng như vẻ bọc bên ngoài của nó. Rõ ràng, chất lượng là cái tiềm ẩn bên trong nhưng lúc nào nó cũng đóng vai trò quan trọng, được đánh giá, quan tâm hơn cả.
 
Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/chi-tiet-tin-tuc/1/xay-dung-phan-tho.html (website : http://giaxaydungnha.vn/)
Ghi rõ nguồn khi đăng tải bài viết tại website khác
 

Bài đăng phổ biến